Thiết bị phòng tắm

Tư vấn sản phẩm

Với nhiều tính năng độc đáo khi được áp dụng vào thiết kế nhà ở, vách thạch cao đang dần có mặt trong gần như tất cả thiết kế của các kiến trúc sư trên thị trường. Hơn nữa, bột thạch cao là chất liệu hoàn hảo để hoàn thành một số loại hình khác như vách ngăn, trang trí tường, trần, khiến loại vật dụng này còn vượt trội hơn so với các sản phẩm “đàn anh” trước đó. Sau đây sẽ là một số lợi ích mà gia chủ có được khi đưa thạch cao vào thiết kế nhà của mình.

Vách thạch cao ngày càng được sự ủng hộ từ người dùng hiện nay

Nếu như vào thời gian trước khi thạch cao xuất hiện, lựa chọn duy nhất của các tấm ngăn đó là vách gỗ hoặc kính cường lực. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì những vật liệu này có rất nhiều hạn chế mà ít người biết, cụ thể như:

· Tường gạch: thường sẽ mất rất nhiều thời gian để xây mới hoặc sửa chữa (3 – 4 tuần) để bề mặt tường khô hoàn toàn mới bắt đầu dùng bột bả để làm mịn bề mặt, sau cùng mới có thể sơn lên.

· Tường gỗ: Vật liệu này thường có giá thành khá cao (chủ yếu dành cho các gia đình khá giả, các hộ gia đình muốn trang trí khác biệt hơn), nhưng gỗ chỉ phù hợp với các kiểu thiết kế cổ điển, mang phong cách tự nhiên. Bên cạnh đó, so với vách thạch cao và những loại vật liệu khác thì gỗ rất dễ bắt lửa và hư hỏng, nên rất thiếu an toàn trong sử dụng đặc biệt cho gia đình có con nhỏ.

· Vách kính: Tuy có giá sản phẩm rẻ hơn tường gỗ và mang lại vẻ hiện đại cho ngôi nhà, nhưng việc thiết kế và áp dụng chúng vào thực tế khá khó.

Các sản phẩm từ bột thạch cao hiện nay bao gồm các tấm thạch cao và một số loại bột sữa chữa mối nối
Nhiều người vẫn nghĩ các sản phẩm từ bột thạch cao không bền chắc như tường gạch và có tâm lý không an tâm. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ chưa hoàn toàn phản ánh đúng về chất lượng của tường thạch cao. Theo một nghiên cứu mới đây tại thị trường Mỹ thì thạch cao được sử dụng đến 90% tại các công trình xây dựng cũng như các toàn nhà cao tầng. Đặt trong một điều kiện thời tiết phù hợp cũng như được thi công theo đúng chuẩn thì tuổi thọ của tường thạch cao kéo dài lên đến gần 20 năm.

Nếu các gia chủ băn khoăn về việc trang trí các vật dụng như tivi, đồng hồ treo tường, khung tranh, điều hòa… lên tường thạch cao thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Việc sử dụng cách vít chuyên dụng được thiết kế riêng cho thạch cao thì có thể dễ dàng treo các vật dụng này mà không ảnh hưởng đến công trình cũng như luôn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Tuy các loại trần và vách thạch cao đang được sử dụng ngày một nhiều trong xây dựng và thiết kế nhà thì vẫn còn nhiều người đang còn hoài nghi với câu hỏi liệu có nên sử dụng chúng trong nhà tắm hay không. Ai cũng biết là khu vực nhà tắm và vệ sinh là nơi ẩm ướt với nhiều hơi nước và hóa chất. Liệu các tấm vách và trần thạch cao có chịu được không, liệu chúng có dễ bị ẩm mốc và biến chất hay không? Hãy cùng thử tìm hiểu sâu hơn để có câu trả lời.

1. Cấu tạo chịu nước của thạch cao

Với các loại thạch cao thông thường thì khả năng chịu nước của chúng thường khá kém do bề mặt chúng được để nguyên phục vụ cho mục đích trang trí. Đối với khu vực nhà tắm thì chúng ta sẽ sử dụng các tấm trần và vách thạch cao chịu nước.

Các tấm thạch cao này thường được cấu tạo thành 3 lớp, xen ở giữa bởi hai mặt vải thủy tinh để chống cháy. Lớp ở giữa là lớp chống thấm dày hơn cả được xử lý để ngăn việc giữ ẩm lâu ngày gây ra mốc. Hai lớp ngoài là hai lớp mặt sẽ được phủ bằng sơn acrylic chống thấm có màu.

Trần hay vách thạch cao trong nhà tắm phải dùng loại thạch cao chống nước

2. Cơ cấu hoạt động

Chống thấm nước bề mặt: Lớp sơn Acrylic giúp tấm vách hay trần thạch cao không bị thấm nước trên bề mặt khi có sự tiếp xúc trực tiếp của nước. Đối với hơi nước hay nước có nhiệt độ cao hơn hay nước tích tụ lâu ngày trên bề mặt sẽ có khả năng thẩm thấu một cách từ từ qua lớp này.

Chống ẩm: Lớp chống thấm ở giữa sẽ ngăn cản việc tích tụ ẩm trong sản phẩm lâu ngày gay hư hại sản phẩm.

Chống mốc: Bên trong tấm trần hay vách thạch cao này cũng sẽ được xử lý bằng các loại hóa chất chống vi khuẩn và nấm mốc.

3. Ứng dụng trong thực tế

Trong thực tế các sản phẩm tấm vách và trần thạch cao chịu nước vẫn được sử dụng trong không gian phòng tắm. Khi đó thì các chuyên gia thiết kế khuyên nên sử dụng loại sơn chuyên dùng cho ngoại thất để trang trí cho căn phòng. Phần chân tường vẫn nên dán gạch men như bình thường để vừa giúp chống nước vừa dễ dàng cho việc vệ sinh. Nếu muốn bắt vít hay đinh để treo các vật dụng hay ổ điện thì cần thiết kế trước để tránh việc làm hư hại lớp bề mặt của vách khiến hơi nước dễ xâm nhập hơn. Cuối cùng thì chỉ cần giám sát việc thi công một cách cẩn thận để tránh các sai sót không cần thiết và bạn sẽ có một phòng tắm với phần trần và tường bằng thạch cao đẹp đẽ và độc đáo như bất kỳ căn phòng nào khác trong nhà.

Vách và trần thạch cao mang lại cho nhà tắm vẻ sang trọng


Khi mà việc sử dụng các tấm vách thạch cao trong xây dựng đang trở thành một xu thế nhờ tính năng gọn nhẹ, nhiều mẫu mã, chống cháy, chống ẩm,… thì vẫn còn nhiều người đang tỏ ra lo lắng về khả năng thạch cao chống chịu lực. Làm thế nào mà cùng một thứ để làm viên phấn lại có thể đỡ cả cấu trúc ngôi nhà được? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần học lại một chút về cách các tấm vách thạch cao được tạo ra và khả năng chống chịu lực của chúng.

1. Nguyên lý sản xuất vách thạch cao

Nguyên liệu để sản xuất thạch cao là đá vôi được khai thác từ các mỏ khoáng vật là các núi đá vôi (ở Việt Nam có các mỏ nổi tiếng như ở Đà Nẵng). Đá vôi mang về được mang vào lò nung lên tới 1500 độ để khử nước khỏi khoáng vật và sau đó nghiền ra thành bột thạch cao. Từ bột thạch cao này người ta mới mang đi chế tác ra các vật liệu hay sản phẩm khác nhau ứng dụng cho các lĩnh vực khác nhau.

Đá vôi là nguyên liệu để sản xuất ra vách thạch cao
Viên phấn ta dùng chỉ là bột thạch cao được ép lại thành khối nên hầu như không có sự liên kết giữa các phân tử đá vôi. Để làm nên các tấm vách thạch cao thì người ta còn phải cho thêm vào nước, các phụ gia và cả điều kiện áp suất cao nữa. Liên hệ một cách đơn giản là khi ta đi bó bột ở bệnh viện. Bột được sử dụng ở đây cũng là bột thạch cao được nhúng vào nước và quấn vào các lớp vải. Sau khi khô lại thì lớp này cũng đã khá là cứng và đến khi tháo bột thì bác sỹ phải dùng cưa mới gỡ được nó ra. Vậy nên với việc được sản xuất đặc chế thì khả năng thạch cao chống chịu lực còn cao hơn nhiều nữa.

2. Sử dụng trong thực tế

Nói một cách đúng đắn thì khả năng thạch cao chống chịu lực không thể nào bằng các bức tường gạch hay tấm thép không gỉ được. Thế nhưng với những ưu điểm khác của nó thì vượt trội hơn hẳn và có thể bổ sung lại được. Nếu căn nhà của bạn thật sự cần sự vững trãi do tác động của môi trường hay địa thế thì bạn có thể sẽ phải cân nhắc thêm. Còn lại thì với các khu chung cư cao cấp thông thường hay các công trình công cộng không có sự đòi hỏi cao thì việc sử dụng các tấm vách thạch cao là hoàn toàn hợp lý và an toàn. Chỉ cần chú ý một chút trong thiết kế và xây dựng, lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng và có chất lượng cũng như có sự giám sát cẩn thận phía nhà thầu thì khả năng xảy ra sự cố sẽ gần như bằng không.

Khả năng thạch cao chống chịu lực là rất tốt và phù hợp cho thiết kế văn phòng, chung cư
Được biết đến như một loại vật liệu xây dựng với nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, vách thạch cao vẫn còn rất mới mẻ đối với Việt Nam. Do đó, câu hỏi được đặt ra ở đây là “liệu vách thạch cao có bền không?”. Hãy cùng tìm hiểu thêm về những ưu điểm của thạch cao để có thể dễ dàng trả lời câu hỏi trên.

Vách thạch cao có thể được áp dụng trong tất cả các phòng ở hộ gia đình

1. Tường thạch cao được thi công nhanh chóng, sạch sẽ và khô thoáng

Việc thi công vách thạch cao diễn ra rất nhanh chóng, thao tác lắp đặt đơn giản và nhanh gọn với sự kết hợp của các tấm thạch cao và khung xương thép. Một người thợ thạch cao một ngày có thể thi công được 18-20m2 tường thạch cao, nhanh gấp 3 lần so với thi công tường gạch cùng độ dày.

2. Dễ dàng thay đổi cấu trúc ngăn chia căn hộ

Một tính năng khá thú vị là các gia đình khi áp dụng thạch cao vào căn nhà của mình có thế thay đổi cấu trúc phòng ốc cũng như phong cách thiết kế nội thất của ngôi nhà mình tuỳ thích, chỉ thông qua việc lắp ráp sản phẩm.

3. Thuận tiện sửa chữa khi có sự cố về điện, nước

Vách thạch cao, được cấu tạo bởi nhiều tấm có 2 lớp và khoảng rỗng bên trong, giúp cho hệ thống điện nước có thể đi đến bất kì điểm nào trong ngôi nhà. Việc kiểm tra cũng hết sức tinh gọn và đơn giản, nhanh chóng, không phiền toái như tường gạch.

“Vách thạch cao có bền không?” là câu hỏi thường gặp nhất ở những người mới biết đến loại vật liệu này

4. Vách thạo cao có bền không?

Trong tâm lý thường thấy ở người Việt Nam, họ vẫn nghĩ rằng thạch cao không bền chắc như tường gạch. Thực tế, điều đó chưa hoàn toàn phản ánh đúng những gì mà tường thạch cao mang lại. Việc áp dụng các vít treo chuyên dụng cũng như quy trình thi công đúng cách sẽ giúp cho các tấm thạch cao có thể treo các đồ vật có khối lượng lớn như tivi, đồng hồ treo tường,… hay thậm thí là các vật khối lượng lớn hơn như khung tranh hay máy lạnh.

5. Khả năng chống ồn hiệu quả cùng tính năng tiết kiệm điện năng.

Kết hợp với cấu tạo hai lớp với khoảng rỗng ở giữa, hiệu năng cách âm của tường thạch cao đạt tối đa nhất. Thạch cao có thể ngăn cách tiếng ồn từ bên ngoài và tạo không gian yên tĩnh cho bên trong không gian gần như tuyệt đối. Ngoài ra, với khả năng dẫn nhiệt của thạch cao rất thấp chỉ bằng 1/5 so với gạch đỏ, giúp cho nhiệt độ bên trong và bên ngoài không dễ dàng trao đổi cho nhau. Yếu tố này giúp hệ thống điều hoà trong nhà được giảm năng suất đáng kể, từ đó tiết kiệm tiền điện tối đa.
Móng và phần trần bao gồm cả trần giả là 2 phần rất quan trọng trong một căn nhà. Nếu một trong hai trong tình trạng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của toàn bộ căn nhà và gây thiệt hại nghiêm trọng. Do đó, câu hỏi được đặt ra là trần thạch cao có bền không và công dụng của nó như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin sau đây để hiểu thêm về trần thạch cao và các thiết kế trần thạch cao đẹp.

Một tấm trần thạch cao đẹp, một tấm trần gỗ lịch lãm? Đây sẽ luôn là lựa chọn khó khăn cho các gia đình mới
Hiểu một cách đơn giản, trần giả không phải loại trần bê tông truyền thống mà là lớp thứ cấp sử dụng các vật liệu khác: trần gỗ, trần nhựa, trần thạch cao, trần nhôm. Mục đích làm trần giả của mỗi nhà có thể không giống nhau, có người muốn làm trần nhựa để tiết kiệm chi phí, có nhà làm trần thạch cao vì mục tiêu trang trí, hoặc để giải quyết một số vấn đề lưu thông không khí trong nhà. Bạn cần biết một số loại trần giả và những đặc điểm cần biết để sử dụng hiệu quả.

1. Trần gỗ

Trần giả bằng gỗ mang đến sự sang trọng bậc nhất cho căn hộ. Trần gỗ được sử dụng nhiều ở những vùng có khí hậu mát hay lạnh thường xuyên. Những vùng khí hậu nóng cũng có thể lắp trần gỗ, tuy nhiên gia chủ phải được điều hòa không khí cân bằng, nếu không trần sẽ rất dễ bị cong vênh do sức nóng kéo dài.

2. Trần giả bằng nhôm

Trần thạch cao có bền không?, tất cả đều phụ thuộc vào quá trình xây dựng và sử dụng chúng trong tương lai
Trần nhôm lạnh khá phù hợp với những vùng khí hậu nóng quanh năm, làm mát khá tốt vì là vật liệu truyền nhiệt gián tiếp kém. Điểm mạnh nhất của loại nò có thể là giá thành cực thấp của loại vật liệu này, vì vậy trần giả nhôm được sử dụng khá rộng rãi trong các kho xưởng, nhà máy. 

3. Trần giả thạch cao

Để trả lời cho câu hỏi “trần thạch cao có bền không?”, chúng ta có thể điểm qua một số đặc tính nổi trội của thạch cao và khả năng khắc phục các nhược điểm của các loại vật liệu trần đã kể trên. Trần thạch cao có cấu tạo gồm thanh chính, thanh phụ, thanh treo, thanh viền tường, các tấm trang trí và phụ kiện. Loại trần này có khả năng cách âm, chống cháy, chống thấm, độ bền cao.

Trần nổi thạch cao: với tên gọi là trần thả, loại hình này có đặc tính tiết kiệm thời gian khi lắp đặt và dễ trong khâu bảo trì, cũng như rất linh hoạt trong sửa chữa hệ thống điện hay xử lý các mối nối.

-Trần thạch cao chìm: Điểm nổi bật là ta sẽ không thấy được các dầm, xà của trần tạo nên thiết kế trần thạch cao đẹp, mang tính thẩm mỹ cao. Khi đó trần thạch cao được sử dụng hệ thống khung trần riêng biệt, rất dễ dàng kết hợp với đèn trang trí vì bề mặt trần phẳng.
Bắt kịp với xu hướng ưa chuộng căn hộ chung cư cao cấp hiện nay, các nhà sản xuất đã cải tiến và tung ra thị trường hàng loạt các sản phẩm thay thế cho tường và vách ngăn bằng gạch nặng nề. Trong số đó, vách thạch cao và vách ngăn gỗ là hai hình thức được nhiều hộ gia đình ưa chuộng nhất do tính thẩm mỹ cao lẫn tính năng, độ bền của các loại vật liệu độc đáo này.

Một trong các mẫu trần thạch cao phòng khách được áp dụng trong thực tế

1. Hiện đại hơn cùng vách thạch cao

Phần lớn, các thiết kế căn hộ hiện nay đều theo xu hướng không gian mở, có nghĩ rằng phòng khách, khu vực ăn uống lẫn nhà bếp đều trong một không gian xuyên suốt. Tại đây, thạch cao bắt đầu vào cuộc và làm choáng ngợp người tiêu dùng với những mẫu thiết kế lẫn khả năng linh động của chúng. Ngoài ra, các mẫu trần thạch cao phòng khách cũng được kết hợp hài hoà với những vách ngăn này, khiến chủ đề của cả ngôi nhà trở nên đồng nhất hơn. 

Bên cạnh vẻ ngoài hào nhoáng đó, bên trong của mỗi tấm vách thạch cao đều là một hệ thống khung xương thép cứng chắc, với khả năng chịu va đập cao cũng như chịu được sức nặng của các loại vật dụng trang trí bên ngoài, không hề thua kém tường gạch thông thường. Chính nhờ vào cấu tạo hệ thống khung này, gia đình có thể thay đổi cách bày trí căn nhà dễ dàng và nhanh chóng, tạo vẻ mới lạ cho không gian nhà tuỳ ý thích. Cùng với nguyên lý đó, các mẫu trần thạch cao phòng khách và phòng ngủ cũng có thể được thay đổi cho nhau, tạo không gian hoàn toàn khác lạ cho căn hộ chỉ với một ít chi phí.

2. Vách ngăn gỗ tự nhiên và nhân tạo

Tương tự vách thạch cao, vách ngăn gỗ sẽ tạo một bầu không khí mang tính nghệ thuật hơn cho không gian nhà của bạn
Cũng như thạch cao, vách ngăn làm từ gỗ mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho ngôi nhà, khiến mọi người gần gũi với thiên nhiên hơn. Thường được kết hợp với hệ thống sàn gỗ, các gia đình có thể chọn loại gỗ tự nhiên hoặc nhân tạo tuỳ theo ý thích. Gỗ tự nhiên có ưu điểm về vẻ bên ngoài như màu sắc, vân gỗ nhưng gỗ nhân tạo lại hơn về các tính năng như chống ẩm mốc, chống cháy và giá thành thấp hơn khá nhiều.

Với vách ngăn gỗ, gia đình vẫn có thể thoả sức sáng tạo với những thiết kế của mình hoặc từ nhà sản xuất để phù hợp nhất với nội thất ngôi nhà. Sự phân chia mang tính chất cân bằng về màu sắc, mảng trang trí, vách ngăn nghệ thuật, vách ngăn nhẹ… sẽ phân định rõ các không gian mà vẫn đảm bảo công năng sử dụng và đảm bảo sự thông thoáng, giúp căn phòng như rộng hơn.
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và khoa học kĩ thuật, ngành xây dựng cũng với đà đó tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, để phát triển ổn định và bền vững hơn, các nhà sản xuất đang bắt đầu tập trung vào ngành xây dựng xanh, đặc biệt ở các loại vật liệu không nung và bột thạch cao độc đáo, tuy nhiên vẫn còn một vài nghi vấn về chất lượng của các loại vật liệu mới này như vách thạch cao có bền không, gạch không nung có tốt hơn gạch nung hay không? Hãy cùng điểm qua hai nhóm vật liệu thân thiện với môi trường tiêu biểu nhất, đã và đang đóng vai trò nòng cốt trong quá trình chuyển hoá sang ngành xây dựng xanh để hiểu rõ hơn về chúng.

Những câu hỏi như “Liệu vách thạch cao có bền không” thường từ một số cá nhân chưa biết đến những công nghệ mới được áp dụng vào ngành xây dựng hiện nay

1. Vách/ Tường thạch cao

Là một loại vật liệu xanh đã có mặt trên thị trường từ rất lâu, các loại sản phẩm từ bột thạch cao ngày càng được cải tiến về cả tính năng lẫn ứng dụng thiết kế thực tiễn, song vẫn giữ được tính thân thiện với môi trường của nó. 

Cụ thể hơn, những tính năng vượt trội so với tường gạch bao gồm: tính cách âm tốt, khả năng chống cháy cao cấp, trọng lượng nhẹ chỉ bằng 1/10 trọng lượng tường gạch, tốc độ thi công nhanh, chất lượng hoàn thiện tốt, đồng thời có độ bền chắc đảm bảo tiêu chuẩn... tường thạch cao đã và đang dần thay thế tường gạch truyền thống. Dù có nhiều câu hỏi được đặt ra như “vách thạch cao có bền không”, “các loại thạch cao có nhanh hỏng so với tường gạch hay không”, vật liệu này đang dần chứng tỏ mình bằng sự xuất hiện và tín dụng của nhiều công trình hơn, từ trung tâm thương mại lớn đến nhà ở, căn hộ chung cư.

2. Gạch không nung

Tương tự với các sản phẩm từ bột thạch cao, gạch không nung đang được sự chú ý đặc biệt từ các nhà thầu lẫn các hộ gia đình nhỏ
Theo sự thúc đẩy và định hướng của Chính phủ, gạch không nung là hướng đi tất yếu trong ngành xây dựng xanh. Công nghệ sản xuất gạch không nung do các công ty cơ khí Việt Nam chế tạo hiện nay đã cho ra đời những dòng sản phẩm đạt chất lượng cao, vượt trội so với loại gạch truyền thống, khiến người tiêu dùng yên tâm hơn khi sử dụng loại vật liệu mới này.

Gạch không nung vẫn có điểm mạnh riêng về giá thành lẫn tính năng khi áp dụng vào các thiết kế nhà ở. Đặc biệt nhất, một đặc điểm mà không có loại vật liệu nào có được chính là tính sản xuất cực kì linh động của nó, có thể lắp đặt và sản xuất ở bất cứ đâu, gần công trình xây dựng - từ đó giảm tối đa thời gian sản xuất và chi phí vận chuyển. Dây chuyền, thiết bị sản xuất có thể lắp đặt ngay trong khu dân cư vì không ô nhiễm môi trường và có thể sản xuất liên tục 3ca/ngày. Hơn thế nữa, vì viên gạch có độ đồng nhất cao và không biến dạng do không trải qua khâu nung chín, nên tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động cho nhà thầu.
Dù có nhiều chỉ đạo khuyến khích việc sử dụng các chất liệu không nung trong xây dựng, việc áp dụng này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao như mong đợi do nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng. Các sản phẩm như gạch không nung, gạch xanh, tấm thạch cao, tấm xi măng với công nghệ mới tối ưu hơn những loại vật liệu cũ vẫn phải nằm chờ được sử dụng, khiến vấn đề này càng nhức nhối hơn cho cả nhà sản xuất lẫn các ban ngành có liên quan.

Chính phủ đang khuyến khích việc áp dụng các loại sản phẩm mới như gạch không nung, tấm xi măng và tấm thạch cao vào thi công nhằm bảo vệ môi trường tối đa

So với gạch đất sét nung, các sản phẩm mới có nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả về tính năng lẫn khả năng bảo vệ môi trường của chứng như: ít thải khí nhà kính, sử dụng ít nguyên liệu, dễ thi công và tái chế thành những sản phẩm tối ưu khác. Gạch không nung và các sản phẩm làm từ bột thạch cao còn được kì vọng khi áp dụng rộng rãi sẽ thúc đẩy công nghiệp hoá ngành xây dựng, là xu hướng tất yếu cho ngành này trong tương lai sắp tới.

Theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực, việc sử dụng các sản phẩm tối ưu sẽ giảm được 50% giá thành nhà ở, từ chi phí thi công cho đến những loại phí sinh hoạt sau này. Khi được áp dụng vào những căn hộ chung cư xã hội với giá từ 10 – 15 triệu đồng/m2, chủ đầu tư vừa có lãi và người mua cũng được hưởng những lợi ích từ các loại vật liệu này mang lại. Việc áp dụng các sản phẩm như gạch không nung và tấm thạch cao làm trên khiến tốc độ thi công tại các cụm nhà xã hội được nhanh chóng hơn mà chi phí cũng giảm được một nửa giá nhà thương mại.

Theo bản thống kê của Bộ Xây Dựng, ngành xây dững tại Việt Nam đang có mức tăng trưởng trung bình vào khoảng 8% trong năm 2015. Dù nhu cầu gạch xây dựng của Việt Nam phát triển rất nhanh, tạo điều kiện cho các sản phẩm công nghệ mới được phát triển thì thị trường vẫn đang sử dụng đến 80% gạch nung truyền thống.

Không những góp phần bảo vệ môi trường, các sản phẩm không nung hoặc làm từ bột thạch cao cũng có giá thành khá mềm và nhiều tính năng vượt trội
Chuyên gia quốc tế của Quỹ Môi trường toàn cầu – ông Roland Wong cho rằng, vai trò của cấp địa phương trong việc phát triển, tuyên truyền về các sản phẩm công nghệ mới là rất quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều địa phương vẫn chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên đất sét và than, chưa ý thức được việc phải giảm ô nhiễm môi trường khi sản xuất và sử dụng các vật liệu truyền thống. Từ đó, ta phải có biện pháp thích hợp để tăng cường sử dụng, khuyến khích nghiên cứu và sản xuất các vật liệu tiên tiến hơn từ các vật liệu nhân tạo như bột thạch cao, gỗ tổng hợp, hoặc một số phương pháp hiệu quả hơn như gạch không nung.
Hiện nay, đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ của các khu đô thị lớn, các tòa nhà cao tầng mọc lên trên khắp đất nước, nhiều doanh nghiệp xây dựng ngày càng hướng tới việc sử dụng các vật liệu mới nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tiến độ xây dựng mà vẫn đảm bảo được chất lượng, tính thẩm mỹ của công trình và phù hợp với xu hướng thiết kế hiện đại. Trong đó, nổi bât nhất có thể nhắc đến đó là loại vật liệu tấm thạch cao với các dòng sản phẩm như thạch cao chống cháy, cách âm. Bên cạnh đó, tấm xi măng sợi Cellulose cũng được các nhà thiết kế xây dựng xem xét như một loạt vật liệu thay thế cho bê tông truyền thống khá hiệu quả.

Khi thay thế tường gạch bằng tấm xi măng hoặc tấm thạch cao, bạn sẽ thấy được hiệu quả trực tiếp của chúng lên cuộc sống của gia đình bạn

1. Tấm xi măng sợi Cellulose

Là một trong những vật liệu mới và hiện đại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại của Châu Âu, tấm xi măng sợi cellulose từ Thái Lan là loại vật liệu có nhiều ưu điểm vượt trội so với những loại vật liệu khác. Cùng kết cấu khoa học mang lại tính chịu lực cao, sản phẩm từ Thái Lan này có sức chịu tải tốt, tải trọng nhe nên rất phù hợp với các công trình xây dựng nhà cao tầng, giảm tải trọng lên nền nhà, mở rộng cải tạo với những căn nhà có nền móng yếu.

2. Tấm thạch cao – vách thạch cao

Là loại vật liệu xanh được đánh giá là tiêu biểu cho năm 2015, thạch cao có nhiều tính năng ưu việt như khả năng chống cháy, chống ẩm cũng như cách nhiệt giúp cho không gian nhà ở luôn tươi mát và trong lành. Ngoài ra, khả năng tiêu âm và cách âm giúp cho căn phòng luôn yên tĩnh, giúp tăng khả năng tập trung, tăng năng suất làm việc. Vách thạch cao khi kết hợp với trần thạch cao và lắp đặt theo một hệ thống tiêu chuẩn có thể ngăn đám cháy từ 60 phút đến 3 tiếng đồng hồ, bảo đảm an toàn cho người sinh sống trong các khu vực nhà chung cư, nhà tập thể, hay các công ty cao tầng nếu có sự cố xảy ra.

Với vách thạch cao, bạn sẽ thoả sức với những thiết kế tường mới lạ, không rập khuôn nhàm chán như những ngôi nhà thông thường
Ngoài ra, các tấm thạch cao có khả năng linh hoạt trong việc tạo hình và có tính ứng dụng cao trong các thiết kế nội thất. Với các kiểu khung trần chìm hay khung trần nổi, ta lại có các kiểu nội thất khác nhau, giúp cho căn nhà luôn mới lạ phù hợp với nhu cầu của từng hộ gia đình.

Thời gian thi công của thạch cao cũng chỉ bằng 1/10 so với thi công bằng tường gạch. Được các chuyên gia nghiên cứu vật liệu xây dựng đánh giá là có thể giảm đến 7% tổng chi phí của công trình xây dựng.
Trước mức sống ngày càng được nâng cao của con người, nhà ở không còn đơn giản là không gian sinh sống của con người mà còn là nơi nghỉ dưỡng cho cả gia đình, cả về thể chất lẫn tinh thần. Thay thế những bức tường màu và trần nhà đơn sơ, bạn luôn có thể làm mới ngôi nhà bằng các loại trần thạch cao nhiều kiểu dáng và gỗ công nghiệp sang trọng. Hãy cùng tìm hiểu những vật liệu mới này và cách kết hợp chúng với nhau sao cho phù hợp nhất.

Một mẫu thiết kế nhà kết hợp trần thạch cao đẹp, đầy màu sắc và sàn gỗ tinh tế

1. Trần thạch cao đẹp và ấn tượng

Thạch cao đang là loại vật liệu xây dựng được sử dụng khá rộng rãi nhằm chống lại sự thẩm thấu của nước vào tường tại các trung tâm thương mại lớn. Tính thẩm mỹ cộn với những tính năng nổi bật của loại vật liệu này chính là yếu tố chính đưa nó vào các thiết kế căn hộ chung cư và nhà ở như hiện nay.

Những tính năng chính của trần thạch cao bao gồm khả năng chống ẩm, cản nhiệt và tiêu âm gần như hoàn toàn tuỳ vào quá trình và tay nghề của thợ xây dựng. Sau khi hoàn thành, không gia phòng sẽ có một vẻ ngoài hoàn toàn khác tuỳ theo thiết kế của gia chủ, cùng việc bảo đảm sức khoẻ trong tương lai cho cả gia đình.

Một yếu tố khác giúp trần thạch cao đẹp và tối ưu hơn trần xi măng đó là bề mặt của thạch cao rất láng mịn, dễ dàng cho việc sơn phết và cài đặt hệ thống đèn vào trần. Cùng kiểu dáng đa dạng, hệ thống đèn chùm hoặc đèn âm tường, cả không gian phòng của bạn sẽ sang trọng và hiện đại hơn, đặc biệt trong phòng khách và phòng ngủ của gia đình.

2. Gỗ công nghiệp nhanh chóng và tiện dụng

Ngoài trần thạch cao, một tấm trần gỗ cũng mang lại không gian ấm cúng, gần gũi với thiên nhiên hơn cho gia đình bạn
Những biện pháp chống nóng và chống ẩm bằng sơn thường được các gia đình ưa chuộng do tính thẩm mỹ cao cũng như giá thành khá thấp của chúng, tuy nhiên sau một thời gian ngắn các loại sơn này sẽ bai màu và bong tróc. Để khắc phục tình trạng trên hoàn toàn, các nhà sản xuất gỗ công nghiệp đã cho ra mắt một công nghệ mới hơn, đảm bảo cả về độ bền lẫn tính thẩm mỹ.

Ra đời cùng lúc với trần thạch cao và có cùng những tính năng như chịu nước tốt, chống lửa và nhiểu mẫu mã, màu sắc đa dạng, sản phẩm có thể được áp dụng cho nhiều công trình kiến trúc khác nhau từ đơn giản đến sang trọng. Ngoài ra, cùng đặc điểm tất cả sản phẫm đều được làm sẵn, quá trình thi công từ đó cũng được rút ngắn hơn các loại sàn gỗ tự nhiên. 



Dù có nhiều chỉ đạo khuyến khích việc sử dụng các chất liệu không nung trong xây dựng, việc áp dụng này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao như mong đợi do nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng. Các sản phẩm như gạch không nung, gạch xanh, tấm thạch cao, tấm xi măng với công nghệ mới tối ưu hơn những loại vật liệu cũ vẫn phải nằm chờ được sử dụng, khiến vấn đề này càng nhức nhối hơn cho cả nhà sản xuất lẫn các ban ngành có liên quan.


Chính phủ đang khuyến khích việc áp dụng các loại sản phẩm mới như gạch không nung, tấm xi măng và tấm thạch cao vào thi công nhằm bảo vệ môi trường tối đa
So với gạch đất sét nung, các sản phẩm mới có nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả về tính năng lẫn khả năng bảo vệ môi trường của chứng như: ít thải khí nhà kính, sử dụng ít nguyên liệu, dễ thi công và tái chế thành những sản phẩm tối ưu khác. Gạch không nung và các sản phẩm làm từ bột thạch cao còn được kì vọng khi áp dụng rộng rãi sẽ thúc đẩy công nghiệp hoá ngành xây dựng, là xu hướng tất yếu cho ngành này trong tương lai sắp tới.

Theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực, việc sử dụng các sản phẩm tối ưu sẽ giảm được 50% giá thành nhà ở, từ chi phí thi công cho đến những loại phí sinh hoạt sau này. Khi được áp dụng vào những căn hộ chung cư xã hội với giá từ 10 – 15 triệu đồng/m2, chủ đầu tư vừa có lãi và người mua cũng được hưởng những lợi ích từ các loại vật liệu này mang lại. Việc áp dụng các sản phẩm như gạch không nung và tấm thạch cao làm trên khiến tốc độ thi công tại các cụm nhà xã hội được nhanh chóng hơn mà chi phí cũng giảm được một nửa giá nhà thương mại.

Theo bản thống kê của Bộ Xây Dựng, ngành xây dững tại Việt Nam đang có mức tăng trưởng trung bình vào khoảng 8% trong năm 2015. Dù nhu cầu gạch xây dựng của Việt Nam phát triển rất nhanh, tạo điều kiện cho các sản phẩm công nghệ mới được phát triển thì thị trường vẫn đang sử dụng đến 80% gạch nung truyền thống.

Không những góp phần bảo vệ môi trường, các sản phẩm không nung hoặc làm từ bột thạch cao cũng có giá thành khá mềm và nhiều tính năng vượt trội
Chuyên gia quốc tế của Quỹ Môi trường toàn cầu – ông Roland Wong cho rằng, vai trò của cấp địa phương trong việc phát triển, tuyên truyền về các sản phẩm công nghệ mới là rất quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều địa phương vẫn chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên đất sét và than, chưa ý thức được việc phải giảm ô nhiễm môi trường khi sản xuất và sử dụng các vật liệu truyền thống. Từ đó, ta phải có biện pháp thích hợp để tăng cường sử dụng, khuyến khích nghiên cứu và sản xuất các vật liệu tiên tiến hơn từ các vật liệu nhân tạo như bột thạch cao, gỗ tổng hợp, hoặc một số phương pháp hiệu quả hơn như gạch không nung.